• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to primary sidebar

CÔNG TY CỔ PHẦN MAY – IN LỤA NGỌC PHƯỚC

Chuyên nghiệp về in trên các sản phẩm may mặc và sản xuất các sản phẩm may mặc có in, thêu và trang trí các loại ……

CÔNG TY CỔ PHẦN NGỌC PHƯỚC
NGOCPHUOC JOINT STOCK COMPANY
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
    • Thư ngỏ
    • Giới thiệu về Ngọc Phước
    • Chính sách chất lượng
    • Ngọc Phước hướng về Tương Lai & Cộng Đồng
    • Quá trình hình thành và phát triển
    • Thành quả đạt được
  • VIDEO
  • SỰ KIỆN
    • Tổ chức tại Công ty
    • Tham gia Sự kiện các nơi
  • TIN NỘI BỘ
  • DỰ ÁN
    • Dự án Trường Trung Cấp Ngọc Phước
      • Giới thiệu
      • Pháp lý Dự án
      • Hình ảnh thực hiện Dự án
    • Tiểu dự án
      • Trung tâm giống và cấy mô
      • Nhà hàng – Bếp bánh
      • Trung tâm chăm sóc người cao tuổi ban ngày
  • CÁC HOẠT ĐỘNG
    • Xây Dựng và Phát Triển Thương Hiệu
    • Các hoạt động của Trường TC Ngọc Phước năm 2025
    • Các hoạt động của Trường TC Ngọc Phước năm 2024
    • Các hoạt động của Trường TC Ngọc Phước năm 2023
    • Các hoạt động của Trường TC Ngọc Phước năm 2022
    • Phục hồi sản xuất
    • Hoạt động Đoàn thể
    • Công đoàn
    • Chi Bộ Trường
    • Đoàn Thanh niên
    • Hội Đồng Quản trị
      • Bà Nguyễn Thị Ngọc
      • Bà Võ Thị Thu Tâm
      • Ông Võ Mạnh Đức
  • LIÊN HỆ
Trang chủ > Tin Hoạt động > Dự án Luật Người khuyết tật mang đậm tính nhân văn

Dự án Luật Người khuyết tật mang đậm tính nhân văn

01/06/2012

Quốc hội sáng nay 10-11 nghe Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân trình Dự án Luật Người khuyết tật – Một dự Luật mang đậm tính nhân văn và phạm vi điều chỉnh rộng khoảng 5,3 triệu người.

Cả nước hiện có khoảng 5,3 triệu người khuyết tật, chiếm khoảng 6,34% dân số (trong đó có 1,1 triệu khuyết tật nặng, chiếm 21,5% tổng số người khuyết tật). Bao gồm 29,41% khuyết tật vận động, 16,83% thần kinh, 13,84% thị giác, 9,32% thính giác, 7,08% ngôn ngữ, 6,52% trí tuệ và 17% các dạng tật khác. Tỷ lệ nam là người khuyết tật cao hơn nữ do các nguyên nhân hậu quả chiến tranh, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, tai nạn thương tích…

Nguyên nhân gây nên khuyết tật có tới 35,8% do bẩm sinh, 32,34% do bệnh tật, 25,56% do hậu quả chiến tranh, 3,49% do tai nạn lao động và 2,81% do các nguyên nhân khác. Dự báo trong nhiều năm tới số lượng người khuyết tật ở Việt Nam chưa giảm do tác động của ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng của chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, tai nạn giao thông và tai nạn lao động, hậu quả thiên tai…

Đời sống vật chất, tinh thần của người khuyết tật còn nhiều khó khăn. Có tới 37% người khuyết tật đang sống trong hộ nghèo (cao gấp 3 lần so với tỷ lệ nghèo chung cùng thời điểm); 24% ở nhà tạm, 34,4% từ 6 tuổi chưa biết chữ và 21,24% chưa tốt nghiệp tiểu học; 79,13% trong độ tuổi lao động không có khả năng tham gia lao động; 88,94% từ 16 chưa được đào tạo chuyên môn (trong đó chỉ có 2% đang học nghề); 79,13% sống dựa vào gia đình, người thân… Những khó khăn này cản trở người khuyết tật tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục, học nghề, tìm kiếm việc làm, tham gia giao thông, dẫn đến khó khăn trong cuộc sống và hòa nhập cộng đồng.

Hằng năm có gần một triệu người khuyết tật được trợ cấp từ ngân sách nhà nước (trợ cấp xã hội, trợ cấp thương binh, bệnh binh và người hưởng chính sách như thương binh); hàng trăm ngàn lượt người được hỗ trợ chỉnh hình, phục hồi chức năng, được cung cấp phương tiện trợ giúp (xe lăn, xe đẩy…). Thực hiện chương trình phục hồi chức năng, 100% tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng mạng lưới phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng; có 260.000 trẻ em khuyết tật học hòa nhập ở các cơ sở giáo dục và 6.000 trẻ em khuyết tật học ở các cơ sở giáo dục chuyên biệt; 19.000 người khuyết tật được học nghề và bình quân mỗi năm có khoảng 10.000 người khuyết tật được giới thiệu việc làm thông qua trung tâm dịch vụ việc làm. Các tổ chức của người khuyết tật ngày càng được mở rộng ở các tỉnh, thành phố như: Hội người mù, Hội người điếc, Hội người khuyết tật các tỉnh, Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi, Hội cứu trợ trẻ em tàn tật, Hiệp hội sản xuất, kinh doanh của người tàn tật…

Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thực hiện Pháp lệnh về người tàn tật vẫn còn nhiều cơ chế, chính sách chưa thật sự đi vào cuộc sống hoặc chưa được thực hiện đầy đủ như: chưa xác định được hạng khuyết tật; người khuyết tật chưa được tạo điều kiện tiếp cận hạ tầng cơ sở, công nghệ thông tin, giao thông công cộng; các doanh nghiệp chưa nhận đủ số lao động là người tàn tật theo quy định; quỹ việc làm người tàn tật, quỹ hỗ trợ người tàn tật chưa được các địa phương quan tâm thành lập; nguồn lực chưa được bảo đảm đủ, công tác tuyên truyền phổ biến chính sách, giám sát thực thi pháp luật… còn nhiều hạn chế, khiến hiệu quả thực hiện luật, pháp lệnh và các chính sách đối với người khuyết tật chưa cao, còn một số chính sách không khả thi trong cuộc sống. Việc ban hành Luật người khuyết tật cũng để bảo đảm tính hệ thống của chính sách pháp luật về người khuyết tật, bảo đảm sự phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội và đáp ứng yêu cầu thực hiện Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật mà Việt Nam đã ký và sắp phê chuẩn.

Khuyến khích sử dụng lao động là người khuyết tật

Thực tiễn 10 năm thực hiện quy định “bắt buộc doanh nghiệp nhận 2% lao động là người tàn tật” cho thấy khó có thể thực hiện được vì hầu hết các doanh nghiệp đều sản xuất theo dây chuyền, công nghệ hiện đại khó bố trí những vị trí công việc trong dây chuyền phù hợp với sức khỏe của người khuyết tật. Bên cạnh đó cũng có doanh nghiệp sẵn sàng nhận lao động là người khuyết tật, nhưng lại không tuyển đủ tỷ lệ 2% theo quy định vì thiếu người khuyết tật đáp ứng được công việc, nhất là ở vùng kinh tế trọng điểm, tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất. Do vậy, Chính phủ đề nghị không quy định bắt buộc về việc sử dụng lao động là người khuyết tật vào làm việc trong các doanh nghiệp, mà quy định theo hướng có chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với các doanh nghiệp nhận lao động là người khuyết tật như trong Dự thảo Luật.

Tuy nhiên, Ủy ban Các vấn đề xã hội chưa tán thành vì thấy rằng, bảo đảm quyền lao động cho người khuyết tật là yếu tố cơ bản giúp họ hòa nhập với cộng đồng và xã hội. Vì vậy, yêu cầu Ban soạn thảo cần có những đánh giá, phân tích sâu hơn về nguyên nhân, đề xuất các giải pháp khắc phục tình trạng bất cập này cũng như làm rõ những căn cứ để sửa đổi quy định này trong dự thảo Luật theo hướng tăng thêm cơ hội cho người khuyết tật có được việc làm, được lao động.

Người khuyết tật phải được tiếp cận công trình công cộng

Dự thảo Luật buộc cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm trong việc phê duyệt thiết kế, tăng cường thanh tra, kiểm tra nghiệm thu các công trình xây mới, đưa vào sử dụng để bảo đảm các điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật. Đồng tình với đề xuất này, Ủy ban VĐXH nhận định quy định này còn tạo bước đột phá mới trong việc xóa bỏ rào cản về vật chất, xã hội đối với người khuyết tật, bảo đảm quyền bình đẳng của người khuyết tật trong tham gia các hoạt động xã hội để họ có điều kiện hòa nhập cộng đồng.

XUÂN BÁCH
Theo báo Nhân Dân

Tin liên quan
  • KOTO – Doanh nghiệp xã hội đầu tiên của Việt Nam dạy gì cho các học viên đặc biệt
  • Doanh nghiệp xã hội đầu tiên của Việt Nam mang lại cơ hội đổi đời cho 1000 thanh niên
  • Doanh nghiệp xã hội đầu tiên ở Việt Nam KOTO: Câu chuyện về ‘cần câu và con cá’
  • Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội theo Luật doanh nghiệp
  • “Đòn bẩy” phát triển mô hình doanh nghiệp xã hội
  • Miễn thuế cho doanh nghiệp xã hội
  • Khuyến khích thành lập doanh nghiệp xã hội
  • Doanh nghiệp xã hội – chỉ là một sự lựa chọn hay xu hướng tất yếu?
  • Primary Sidebar

    DANH MỤC

    • Lĩnh vực hoạt động
      • Ngành nghề kinh doanh
      • Phát triển gắn với lợi ích xã hội
        • Chương trình Hỗ trợ Nông dân
        • Việc làm cho Phụ Nữ nghèo
    • Thư viện hình ảnh
    • Công ty thành viên
      • Xưởng sản xuất
        • Sản phẩm nội địa
          • Sản phẩm In
          • Sản phẩm May
        • Sản phẩm xuất khẩu
          • T-Shirt
        • Hệ thống bán hàng
      • Trường trung cấp nghề Ngọc Phước
        • Giới thiệu về Trường
        • Trung tâm chăm sóc người cao tuổi ban ngày
      • Công ty TNHH MTV Hội quán Thượng Uyển
        • Giới thiệu về Hội Quán Thượng Uyển
        • Trung tâm giống và cấy mô
        • Nhà hàng – Bếp bánh
    • Chương trình cho lao động Khuyết tật
      • Thông tin người khuyết tật
      • Việc làm cho người khuyết tật
      • Thông tin tuyển sinh
    • Tin Hoạt động
    • Đối tác
    • Thông báo
    • Giới Thiệu Lãnh Đạo
    • Giới thiệu Thành viên
    • Năng lực sản xuất
    • Danh sách Thư viện hình ảnh và Video clip

    TIN TỨC MỚI

    KOTO – Doanh nghiệp xã hội đầu tiên của Việt Nam dạy gì cho các học viên đặc biệt

    Doanh nghiệp xã hội đầu tiên của Việt Nam mang lại cơ hội đổi đời cho 1000 thanh niên

    Doanh nghiệp xã hội đầu tiên ở Việt Nam KOTO: Câu chuyện về ‘cần câu và con cá’

    Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội theo Luật doanh nghiệp

    “Đòn bẩy” phát triển mô hình doanh nghiệp xã hội

    Miễn thuế cho doanh nghiệp xã hội

    Khuyến khích thành lập doanh nghiệp xã hội

    Doanh nghiệp xã hội – chỉ là một sự lựa chọn hay xu hướng tất yếu?

    Phát triển xu hướng khởi nghiệp xã hội tại Việt Nam

    Doanh nghiệp xã hội, hướng đi nhân văn của một thế hệ khởi nghiệp

    CƠ SỞ SẢN XUẤT – DỊCH VỤ

    Xưởng May In Thêu
(Công ty CP. Ngọc Phước)
    Xưởng May In Thêu (Công ty CP. Ngọc Phước)
    Vườn Lan Và Phòng Cấy Mô (Công ty MTV Hội Quán Thượng Uyển)
    Vườn Lan Và Phòng Cấy Mô (Công ty MTV Hội Quán Thượng Uyển)
    Nhà Hàng-Bếp Bánh (Công ty MTV Hội Quán Thượng Uyển)
    Nhà Hàng-Bếp Bánh (Công ty MTV Hội Quán Thượng Uyển)
    Trung Tâm chăm sóc người cao tuổi ban ngày
    Trung Tâm chăm sóc người cao tuổi ban ngày (Thuộc Trường Trung cấp Ngọc Phước)

    THÔNG TIN LIÊN HỆ

    CÔNG TY CỔ PHẦN NGỌC PHƯỚC
    159/13 Lê Thị Riêng, Phường Thới An, Quận 12, TP.HCM
    ĐT: (84.28) 3 7174610
    Email: ngocphuocinfor@gmail.com
    Website: https://ngocphuoc.com.vn

    LIÊN KẾT WEBSITE

    SGIA
    VCCI
    Hội Dệt May Thêu Đan Tp. HCM (AGTEK)
    Khu nông nghiệp công nghệ cao TPHCM
    Air Orchids
    DRD Việt Nam - Trung tâm phát triển năng lực người khuyết tật
    Trang vàng Việt Nam
    Đầu Tư
    Tin tức 24h
    Rao Vặt
    Sức khỏe và đời sống
    Công nghệ

    THỐNG KÊ

    Bản quyền © thuộc về Ngọc Phước. Thiết kế website SGC.