• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to primary sidebar

CÔNG TY CỔ PHẦN MAY – IN LỤA NGỌC PHƯỚC

Chuyên nghiệp về in trên các sản phẩm may mặc và sản xuất các sản phẩm may mặc có in, thêu và trang trí các loại ……

CÔNG TY CỔ PHẦN NGỌC PHƯỚC
NGOCPHUOC JOINT STOCK COMPANY
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
    • Thư ngỏ
    • Giới thiệu về Ngọc Phước
    • Chính sách chất lượng
    • Ngọc Phước hướng về Tương Lai & Cộng Đồng
    • Quá trình hình thành và phát triển
    • Thành quả đạt được
  • VIDEO
  • SỰ KIỆN
    • Tổ chức tại Công ty
    • Tham gia Sự kiện các nơi
  • TIN NỘI BỘ
  • DỰ ÁN
    • Dự án Trường Trung Cấp Ngọc Phước
      • Giới thiệu
      • Pháp Lý Dự Án
    • Tiểu dự án
      • Trung tâm giống và cấy mô
      • Nhà hàng – Bếp bánh
      • Trung tâm chăm sóc người cao tuổi ban ngày
  • CÁC HOẠT ĐỘNG
    • Xây Dựng và Phát Triển Thương Hiệu
    • Phục hồi sản xuất
    • Hoạt động Đoàn thể
    • Công đoàn
    • Chi Bộ Trường
    • Đoàn Thanh niên
    • Hội Đồng Quản trị
      • Bà Nguyễn Thị Ngọc
      • Bà Võ Thị Thu Tâm
  • LIÊN HỆ
Trang chủ > Chặng đường mới cho doanh nghiệp xã hội

Chặng đường mới cho doanh nghiệp xã hội

05/06/2019

Trước khi loại hình doanh nghiệp xã hội (DNXH) được thừa nhận chính danh trong điều 10 của Luật Doanh nghiệp 2014, đã có những doanh nhân dấn thân vào con đường kinh doanh đầy chông gai thử thách này. Giờ thì những rào cản trong đăng ký và hoạt động của DNXH đã được gỡ bỏ, nhưng không phải ông chủ doanh nghiệp nào cũng đủ sức đi đúng và đi đến cùng với sự lựa chọn của mình. Muốn tạo nên một xu hướng phát triển, DNXH cần đến bà đỡ chính sách và sự chung sức của cả cộng đồng.

Dạy nghề cho những thanh niên có hoàn cảnh đặc biệt là một trong những hướng đi được các DNXH chú trọng. Ảnh: NGỌC MAI

Lựa chọn xu thế mới

Sự khác nhau giữa DNXH và doanh nghiệp thương mại nằm ở mục tiêu kinh doanh và sử dụng lao động, một bên là phụng sự xã hội và một bên là lợi nhuận. Tuy nhiên sự khác biệt này cũng có tính tương đối của nó. Bởi bản chất các doanh nghiệp thông thường, không phải tất cả đều chỉ vì lợi nhuận, họ vẫn có những lý tưởng hay mục tiêu cao cả vì cộng đồng. Vậy thì, đi sâu hơn, điểm tạo nên sự khác biệt giữa một DNXH và một doanh nghiệp thông thường, chính là việc DNXH sử dụng lao động trực tiếp là những người yếu thế và những người có hoàn cảnh khó khăn, hay gián tiếp tạo cơ hội cho họ tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm hay dịch vụ của mình.

Soi chiếu vào sự khác biệt này, có rất nhiều doanh nhân trăn trở trước khi lựa chọn con đường kinh doanh theo mô hình DNXH hay không ngay cả khi họ nhận thức rõ, DNXH là xu hướng kinh doanh tương lai. Một vị giám đốc điều hành doanh nghiệp (CEO) chia sẻ rất thật, “Doanh nghiệp lo chuyện cơm áo gạo tiền cho công ty, cho nhân viên, cho các nhà đầu tư, thỉnh thoảng làm chút từ thiện đã là tốt lắm rồi. Nghĩ sâu xa tới cộng đồng, tới xã hội thật là khó quá!”. Vậy nên, đa phần các CEO đưa trách nhiệm xã hội (CSR) vào trong các hoạt động của mình như một sự đóng góp với cộng đồng. Và trong xã hội, vì thế cũng tồn tại cách hiểu chưa rõ ràng về DNXH và một doanh nghiệp tham gia các hoạt động xã hội.

Ở Việt Nam, hiện có hàng chục nghìn tổ chức và doanh nghiệp mang những đặc điểm của DNXH được hình thành tự phát từ rất lâu. Nhiều chủ doanh nghiệp khi được phỏng vấn cho biết, lúc khởi sự kinh doanh, họ thấy hay là làm chứ cũng không hiểu đó là mô hình DNXH. Ai ngờ, sau này vô tình lại khớp với các đặc điểm DNXH. Nói thế để thấy, ngày 26-11-2014 đã đi vào lịch sử của cộng đồng DNXH khi lần đầu tiên khái niệm DNXH được luật hóa tại Luật Doanh nghiệp sửa đổi. Sẽ không phải là lạc quan quá khi dự báo rằng, một khi Nghị định hướng dẫn được ban hành đưa ra cơ chế cho phát triển có hiệu lực thì DNXH sẽ được chính thức khai sinh và phát triển nở rộ với các hình thái mới.

Bên cạnh các tên tuổi đã nổi danh nhờ đi tiên phong một cách kiên định như Koto, Hoa ban +, Tò he, Hoa sữa, Blink-Link, Sapa O’Chau … thì ngày một nhiều các mô hình DNXH mới như Kymviet, SFORA, Thế giới bóng bay, Hanoi Creative City, Zó project, Khác – Hành trình đi để lớn, TASY… Đặc biệt hai mạng lưới cộng đồng hỗ trợ DNXH là Mạng lưới DNXH Việt Nam (VSEN) và Mạng lưới học giả DNXH Việt Nam (VSES) đã ra đời đón đầu trào lưu này với nhiều hoạt động sôi động bổ trợ cho việc hình thành hệ sinh thái DNXH.

Có một điều khá thú vị khi quan sát con đường phát triển của đội ngũ DNXH ở Việt Nam chính là đa phần doanh nghiệp lựa chọn hoạt động trong các phân ngành thuộc ngành công nghiệp sáng tạo. Thế nhưng, điều thú vị này cũng bộc lộ một thực tế đáng nói khác. Đó là định hướng phát triển ngành công nghiệp sáng tạo chưa được thừa nhận trong bất kỳ văn bản pháp lý nào.

Nhìn ở mức độ tối ưu, DNXH lấy sáng tạo làm sản phẩm hay dịch vụ của mình, tạo động lực cho các doanh nghiệp khác đi theo con đường sáng tạo xã hội để phát triển kinh doanh, vừa tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, vừa tạo ra hiệu quả cho hoạt động xã hội. Nếu công nghiệp sáng tạo được khai sinh bằng khung khổ pháp lý thì mới có cơ hội tạo cú hích cho DNXH phát triển. Theo định hướng này, một doanh nhân cần biết hình ảnh họ xây dựng nên đi theo hướng “doanh nhân sáng tạo xã hội” và doanh nghiệp của mình cần có “tinh thần doanh nhân sáng tạo”.

Mặt trái của sự nở rộ

Những kỳ vọng về sự nở rộ là góc nhìn lạc quan. Nhưng cũng không thể không nhắc đến thực trạng đầy khó khăn với đa số doanh nghiệp hoạt động theo mô hình hướng về xã hội hiện nay. Đó là tỷ lệ phá sản và thất bại trong kinh doanh khá cao bởi tình trạng chia lẻ, rời rạc, phân tán, và thiếu kỹ năng quản trị dự án.

Không thể chỉ có hoa nở, khi DNXH vẫn chiếm số ít trong cộng đồng doanh nghiệp nói chung bởi những hạn chế của chính mô hình này. Trong nhiều cuộc trò chuyện với các doanh nhân khởi nghiệp, chúng tôi nhận thấy, quy định phải bảo đảm có lợi nhuận đồng thời với các nghĩa vụ cộng đồng cao cả thật sự là thách thức với mọi trái tim khởi sự. Thêm nữa, do chưa có tiêu chí cụ thể xác định thế nào là DNXH, nên có tình trạng, một số doanh nghiệp tự tuyên bố đi theo con đường này thực chất chỉ để thông qua đó, cắt giảm các chi phí truyền thông, marketing, quảng cáo và bán hàng, trong khi hoạt động không khác gì doanh nghiệp thông thường.

Khó khăn cho việc mở rộng hoạt động còn đến từ việc suy giảm niềm tin trong dân chúng với loại hình DNXH khi có nhiều trường hợp lợi dụng người yếu thế, khuyết tật để kêu gọi tài trợ…

Chặng đường phía trước sau dấu mốc được định danh rõ ràng còn đầy chông gai khi mà những trở ngại đến từ chính nội tại của DNXH. Vì sao đóng góp của cộng đồng DNXH cho quốc gia còn thấp? Đó là bởi chủ yếu các sản phẩm hay dịch vụ của DNXH còn đơn giản, không sử dụng nhiều công nghệ, đồng thời giá cả sản phẩm do DNXH sản xuất ra còn cao hơn so với mặt bằng giá của những sản phẩm thông thường. Nhiều chủ DNXH không được đào tạo bài bản, thiếu tư duy kinh doanh và kỹ năng quản trị. Cũng vì chỉ chiếm số ít nên tiếng nói của cộng đồng DNXH chưa đủ mạnh trong các cuộc tham vấn chính sách cho cộng đồng nói chung.

DNXH là một định chế phù hợp với quy luật thị trường chứa đựng trong đó sự nhân văn. Khi một quốc gia lựa chọn con đường phát triển bền vững hướng đến một xã hội công bằng thì DNXH vừa là sự lựa chọn vừa là xu hướng. Tuy nhiên lựa chọn đi theo con đường DNXH cần có sự tỉnh táo và can trường khi đối diện với các thách thức.

Nguồn Nhân Dân Cuối Tuần

Tin liên quan
  • Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội theo Luật doanh nghiệp
  • “Đòn bẩy” phát triển mô hình doanh nghiệp xã hội
  • Miễn thuế cho doanh nghiệp xã hội
  • Khuyến khích thành lập doanh nghiệp xã hội
  • Doanh nghiệp xã hội – chỉ là một sự lựa chọn hay xu hướng tất yếu?
  • Phát triển xu hướng khởi nghiệp xã hội tại Việt Nam
  • Doanh nghiệp xã hội, hướng đi nhân văn của một thế hệ khởi nghiệp
  • Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam: Có mặt ở cả 3 miền, ngày càng trẻ và giàu tham vọng
  • Primary Sidebar

    DANH MỤC

    • Lĩnh vực hoạt động
      • Ngành nghề kinh doanh
      • Phát triển gắn với lợi ích xã hội
        • Chương trình Hỗ trợ Nông dân
        • Việc làm cho Phụ Nữ nghèo
    • Thư viện hình ảnh
    • Công ty thành viên
      • Xưởng sản xuất
        • Sản phẩm nội địa
          • Sản phẩm In
          • Sản phẩm May
        • Sản phẩm xuất khẩu
          • T-Shirt
        • Hệ thống bán hàng
      • Trường trung cấp nghề Ngọc Phước
        • Giới thiệu về Trường
        • Trung tâm chăm sóc người cao tuổi ban ngày
      • Công ty TNHH MTV Hội quán Thượng Uyển
        • Giới thiệu về Hội quán Thượng Uyển
        • Trung tâm giống và cấy mô
        • Nhà hàng – Bếp bánh
    • Chương trình cho lao động Khuyết tật
      • Thông tin người khuyết tật
      • Việc làm cho người khuyết tật
      • Thông tin tuyển sinh
    • Tin Hoạt động
    • Đối tác
    • Thông báo
    • Giới Thiệu Lãnh Đạo
    • Giới thiệu Thành viên
    • Năng lực sản xuất
    • Danh sách Thư viện hình ảnh và Video clip

    TIN TỨC MỚI

    Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội theo Luật doanh nghiệp

    “Đòn bẩy” phát triển mô hình doanh nghiệp xã hội

    Miễn thuế cho doanh nghiệp xã hội

    Khuyến khích thành lập doanh nghiệp xã hội

    Doanh nghiệp xã hội – chỉ là một sự lựa chọn hay xu hướng tất yếu?

    Phát triển xu hướng khởi nghiệp xã hội tại Việt Nam

    Doanh nghiệp xã hội, hướng đi nhân văn của một thế hệ khởi nghiệp

    Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam: Có mặt ở cả 3 miền, ngày càng trẻ và giàu tham vọng

    Nick Vujicic giao lưu với 500 em nhỏ ở TP HCM

    Thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn – cứu hộ 2014

    CƠ SỞ SẢN XUẤT – DỊCH VỤ

    Xưởng May In Thêu
(Công ty CP. Ngọc Phước)
    Xưởng May In Thêu (Công ty CP. Ngọc Phước)
    Vườn Lan Và Phòng Cấy Mô (Công ty MTV Hội Quán Thượng Uyển)
    Vườn Lan Và Phòng Cấy Mô (Công ty MTV Hội Quán Thượng Uyển)
    Nhà Hàng-Bếp Bánh (Công ty MTV Hội Quán Thượng Uyển)
    Nhà Hàng-Bếp Bánh (Công ty MTV Hội Quán Thượng Uyển)
    Trung Tâm chăm sóc người cao tuổi ban ngày
    Trung Tâm chăm sóc người cao tuổi ban ngày (Thuộc Trường Trung cấp Ngọc Phước)

    THÔNG TIN LIÊN HỆ

    CÔNG TY CỔ PHẦN NGỌC PHƯỚC
    155/10 Lê Thị Riêng, P.Thới An, Q.12, Tp.HCM
    ĐT: (84.28) 3 7174610
    Email: info@ngocphuoc.com.vn
    Website: https://ngocphuoc.com.vn

    LIÊN KẾT WEBSITE

    SGIA
    VCCI
    Hội Dệt May Thêu Đan Tp. HCM (AGTEK)
    Đầu Tư
    Tin nhanh VN
    24 h
    Số Hóa
    Người Khuyết Tật
    Người khuyết tật Việt Nam
    Trang vàng Việt Nam
    Rao Vặt

    THỐNG KÊ

    Bản quyền © 2019 thuộc về Ngọc Phước. Thiết kế website SGC.
    CÔNG TY CỔ PHẦN MAY – IN LỤA NGỌC PHƯỚC
    • TRANG CHỦ
    • GIỚI THIỆU
      • Thư ngỏ
      • Giới thiệu về Ngọc Phước
      • Chính sách chất lượng
      • Ngọc Phước hướng về Tương Lai & Cộng Đồng
      • Quá trình hình thành và phát triển
      • Thành quả đạt được
    • VIDEO
    • SỰ KIỆN
      • Tổ chức tại Công ty
      • Tham gia Sự kiện các nơi
    • TIN NỘI BỘ
    • DỰ ÁN
      • Dự án Trường Trung Cấp Ngọc Phước
        • Giới thiệu
        • Pháp Lý Dự Án
      • Tiểu dự án
        • Trung tâm giống và cấy mô
        • Nhà hàng – Bếp bánh
        • Trung tâm chăm sóc người cao tuổi ban ngày
    • CÁC HOẠT ĐỘNG
      • Xây Dựng và Phát Triển Thương Hiệu
      • Phục hồi sản xuất
      • Hoạt động Đoàn thể
      • Công đoàn
      • Chi Bộ Trường
      • Đoàn Thanh niên
      • Hội Đồng Quản trị
        • Bà Nguyễn Thị Ngọc
        • Bà Võ Thị Thu Tâm
    • LIÊN HỆ