• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to primary sidebar

CÔNG TY CỔ PHẦN MAY – IN LỤA NGỌC PHƯỚC

Chuyên nghiệp về in trên các sản phẩm may mặc và sản xuất các sản phẩm may mặc có in, thêu và trang trí các loại ……

CÔNG TY CỔ PHẦN NGỌC PHƯỚC
NGOCPHUOC JOINT STOCK COMPANY
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
    • Thư ngỏ
    • Giới thiệu về Ngọc Phước
    • Chính sách chất lượng
    • Ngọc Phước hướng về Tương Lai & Cộng Đồng
    • Quá trình hình thành và phát triển
    • Thành quả đạt được
  • VIDEO
  • SỰ KIỆN
    • Tổ chức tại Công ty
    • Tham gia Sự kiện các nơi
  • TIN NỘI BỘ
  • DỰ ÁN
    • Dự án Trường Trung Cấp Ngọc Phước
      • Giới thiệu
      • Pháp lý Dự án
      • Hình ảnh thực hiện Dự án
    • Tiểu dự án
      • Trung tâm giống và cấy mô
      • Nhà hàng – Bếp bánh
      • Trung tâm chăm sóc người cao tuổi ban ngày
  • CÁC HOẠT ĐỘNG
    • Xây Dựng và Phát Triển Thương Hiệu
    • Các hoạt động của Trường TC Ngọc Phước năm 2025
    • Các hoạt động của Trường TC Ngọc Phước năm 2024
    • Các hoạt động của Trường TC Ngọc Phước năm 2023
    • Các hoạt động của Trường TC Ngọc Phước năm 2022
    • Phục hồi sản xuất
    • Hoạt động Đoàn thể
    • Công đoàn
    • Chi Bộ Trường
    • Đoàn Thanh niên
    • Hội Đồng Quản trị
      • Bà Nguyễn Thị Ngọc
      • Bà Võ Thị Thu Tâm
      • Ông Võ Mạnh Đức
  • LIÊN HỆ
Trang chủ > Tin Hoạt động > Doanh nghiệp xã hội, hướng đi nhân văn của một thế hệ khởi nghiệp

Doanh nghiệp xã hội, hướng đi nhân văn của một thế hệ khởi nghiệp

05/06/2019

Doanh nghiệp xã hội đã không còn là khái niệm xa lạ đối với cộng đồng khởi nghiệp ở Việt Nam, khi có nhiều doanh nhân trẻ chọn hướng đi này cho mô hình startup của mình. Trong khi bài toán khởi nghiệp thu lợi nhuận còn gặp nhiều thách thức, khởi nghiệp vì cộng đồng là bước đi táo bạo nhưng cũng là giải pháp vượt trội không chỉ với nền kinh tế mà với cả cộng đồng.

Startup với mô hình doanh nghiệp xã hội, phép thử đầy triển vọng

Jimmy Phạm và doanh nghiệp xã hội đầu tiên ở Việt Nam- KOTO

Khái niệm Doanh nghiệp xã hội ( Social Enterprise) xuất phát từ nước Anh, được khái quát là tổ chức kinh doanh có hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu mang tính xã hội, với lợi nhuận được sử dụng cho cộng đồng hoặc mục tiêu xã hội đó. Nước Anh không chỉ là cái nôi của doanh nghiệp xã hội mà còn đang là quốc gia có nhiều doanh nghiệp xã hội nhất trên toàn thế giới ( khoảng 90,000 doanh nghiệp- năm 2011). Xuất phát điểm là mô hình kinh doanh khác biệt với tham vọng hỗ trợ và phát triển lợi ích của xã hội, mô hình doanh nghiệp xã hội nhanh chóng trở thành làn sóng lan rộng khắp thế giới, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển, với thực trạng đói nghèo và khó khăn trong giải quyết nhu cầu lao động cho các đối tượng yếu thế.

Dù là đứa con sinh sau đẻ muộn so với nhiều mô hình doanh nghiệp truyền thống, doanh nghiệp xã hội dường như đang thổi một luồng gió mới cho các dự án khởi nghiệp, bởi không chỉ là cơ hội sáng tạo tối đa đối với những doanh nhân trẻ để nắm bắt mô hình kinh doanh mới, mà còn bởi sự đa dạng hóa trong các lĩnh vực khởi nghiệp xã hội mang lại.

Doanh nghiệp xã hội- cơ hội và thách thức của các doanh nhân khởi nghiệp

Tháng 11 năm 2014 đánh dấu bước chuyển mình trong cộng đồng doanh nghiệp xã hội Việt Nam khi Doanh nghiệp xã hội được pháp lý hóa với sự công nhận của những doanh nghiệp xã hội tiên phong trong suốt nhiều năm trước khi Luật Doanh nghiệp được sửa đổi như KOTO, Kym Việt, Sapa O’Chau… trên thực tế, theo báo cáo của Hội Đồng Anh ( British Council), số lượng doanh nghiệp xã hội mô hình phi lợi nhuận ở Việt Nam hiện nay đã lên đến con số 200 doanh nghiệp, nhân rộng ở không chỉ các thành phố lớn mà nhiều địa phương trên cả nước. Rất nhiều doanh nghiệp dù không đăng ký chính thức là doanh nghiệp xã hội, nhưng cũng gắn hoạt động kinh doanh của mình với trách nhiệm xã hội. Tương quan cộng đồng và hoạt động kinh doanh chưa bao giờ cận tiệm và mật thiết đến như vậy.

Lý giải vì sao ngày càng có nhiều dự án khởi nghiệp xã hội ở Việt Nam? Đó có lẽ xuất phát từ chính nhu cầu của xã hội. Không chỉ gặp những vấn đề bất cập như biến đổi khí hậu, nông nghiệp đứng trước nhiều rủi ro, nhu cầu về việc làm của nhóm người yếu thế như trẻ em đường phố, người khuyết tật không thể được đáp ứng hoặc bị xem nhẹ. Công nghiệp hóa đi cùng với những chuyển mình trong xã hội cũng là vấn đề đáng lưu tâm trong khi không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và đe dọa nguồn tài nguyên tự nhiên. Doanh nghiệp xã hội mở rộng dù chỉ với quy mô nhỏ, nhưng là phép thử hứa hẹn giải quyết những bài toán về phát triển bền vững và ổn định thay vì tâm lý “ăn xổi ở thì”, bất chấp những hậu quả tiêu cực trong tương lai.

Sáng tạo vì cộng đồng, một phép thử xứng đáng

Zó Project là một doanh nghiệp xã hội ra đời vào năm 2013 là một dự án xã hội gắn với nhiều giá trị cộng đồng: truyền thống, văn hóa, môi trường, và thu nhập cho người nghệ nhân làm giấy. Từ một nỗ lực của người sáng lập là chị Trần Hồng Nhung để bảo vệ nghề làm giấy dó truyền thống đang đứng trên bờ vực trong bối cảnh đô thị hóa bằng việc phát triển các sản phẩm đời sống và lưu niệm trên nền tảng giấy dó, một kỹ thuật làm giấy truyền thống cũng dần được “PR” để sống lại trong nhịp sống hiện đại, giấy dó đã được xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới như Úc, Pháp, Mỹ. Lợi nhuận từ việc kinh doanh được dùng để trồng cây dó ( loại cây hiếm vốn tưởng đã tuyệt chủng) và phủ xanh đồi trọc ở vùng nguyên liệu Suối Cỏ, Hòa Bình, Zó Project còn giải quyết bài toán việc làm một cách ổn định cho các hộ gia đình làm giấy.

Zó Project là một doanh nghiệp xã hội thúc đẩy phát triển bền vững môi trường và nghề thủ công truyền thống Việt Nam

Một ý tưởng khởi nghiệp có thể mang lại nhiều tác động tích cực cho cộng đồng, đó là mục tiêu nhiều doanh nhân trẻ đang hướng tới trên chặng đường khởi nghiệp của mình. Không quá khi nói rằng, khởi nghiệp cộng đồng tạo nên môi trường cho rất nhiều những sự sáng tạo khởi sinh: Làm thế nào để mang giải pháp cho một vấn đề cộng đồng và kết hợp với kinh doanh? Từ văn hóa, giáo dục,môi trường, người khuyết tật, trẻ tự kỷ, trẻ đường phố… bất cứ vấn đề nào cũng có thể là một phần của một mô hình kinh doanh gắn với trách nhiệm xã hội.

Nhận ra tiềm năng của đối tượng xã hội là yếu tố then chốt của một dự án doanh nghiệp xã hội khả thi

Imagtor là một doanh nghiệp xã hội ra đời với hướng đi hoàn toàn mới nhờ vận dụng năng lực của người khuyết tật trong lĩnh vực công nghệ thông tin và chỉnh sửa ảnh. Với mô hình kinh doanh kết hợp với dạy nghề miễn phí cho người khuyết tật và tuyển chọn nhân viên khuyết tật làm việc full-time trong môi trường cạnh tranh, Imagtor là một trong những tiếng nói mạnh mẽ nhất về tiềm năng của người khuyết tật trong một số lĩnh vực cụ thể. Đối với các doanh nhân trẻ có tham vọng khởi nghiệp xã hội, nhìn thấy tiềm năng của lĩnh vực xã hội mình hướng tới là yếu tố then chốt để phát triển mô hình kinh doanh xã hội của mình theo hướng bền vững.

Đối mặt với vấn đề quy hoạch đô thị luôn là bài toán hóc búa tuy nhiên Hà Nội đã có Think Playgrounds khi lao vào vùng đất chưa ai dám chạm đến

Think Playgrounds – một doanh nghiệp cũng mới phát triển từ dự án phát triển không gian công cộng, xây dựng sân chơi cho trẻ em với những cam kết chặt chẽ giữa chính quyền, địa phương, các nhóm hoạt động xã hội để tạo ra những sản phẩm thích hợp với không gian đô thị, biến những bãi đất trống thành nơi trẻ em hạnh phúc. Không chỉ vậy, các sản phẩm sân chơi của doanh nghiệp này cũng đã mang đến triết lý mới như kích thích trẻ vận động, gần gũi với thiên nhiên và tư duy độc lập.

Mặc dù còn phải đối mặt với nhiều thử thách trong việc phát triển mô hình doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam, nhất là đối với dự án khởi nghiệp vốn đã gặp nhiều thách thức về vốn, quy mô và sự rủi ro đến từ xu hướng xã hội, nhưng gắn mình với sứ mệnh xã hội đang dần chiếm ưu thế đối với nhiều doanh nhân. Bởi không chỉ đơn giản là một dự án kinh doanh đơn thuần, đó còn là tư duy sáng tạo không giới hạn vì một cộng đồng tươi đẹp hơn. Và điều đó, cơ bản đã là nguồn cảm hứng không bao giờ có thể lụi tắt.

Nguồn Sống Mới

Tin liên quan
  • KOTO – Doanh nghiệp xã hội đầu tiên của Việt Nam dạy gì cho các học viên đặc biệt
  • Doanh nghiệp xã hội đầu tiên của Việt Nam mang lại cơ hội đổi đời cho 1000 thanh niên
  • Doanh nghiệp xã hội đầu tiên ở Việt Nam KOTO: Câu chuyện về ‘cần câu và con cá’
  • Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội theo Luật doanh nghiệp
  • “Đòn bẩy” phát triển mô hình doanh nghiệp xã hội
  • Miễn thuế cho doanh nghiệp xã hội
  • Khuyến khích thành lập doanh nghiệp xã hội
  • Doanh nghiệp xã hội – chỉ là một sự lựa chọn hay xu hướng tất yếu?
  • Primary Sidebar

    DANH MỤC

    • Lĩnh vực hoạt động
      • Ngành nghề kinh doanh
      • Phát triển gắn với lợi ích xã hội
        • Chương trình Hỗ trợ Nông dân
        • Việc làm cho Phụ Nữ nghèo
    • Thư viện hình ảnh
    • Công ty thành viên
      • Xưởng sản xuất
        • Sản phẩm nội địa
          • Sản phẩm In
          • Sản phẩm May
        • Sản phẩm xuất khẩu
          • T-Shirt
        • Hệ thống bán hàng
      • Trường trung cấp nghề Ngọc Phước
        • Giới thiệu về Trường
        • Trung tâm chăm sóc người cao tuổi ban ngày
      • Công ty TNHH MTV Hội quán Thượng Uyển
        • Giới thiệu về Hội Quán Thượng Uyển
        • Trung tâm giống và cấy mô
        • Nhà hàng – Bếp bánh
    • Chương trình cho lao động Khuyết tật
      • Thông tin người khuyết tật
      • Việc làm cho người khuyết tật
      • Thông tin tuyển sinh
    • Tin Hoạt động
    • Đối tác
    • Thông báo
    • Giới Thiệu Lãnh Đạo
    • Giới thiệu Thành viên
    • Năng lực sản xuất
    • Danh sách Thư viện hình ảnh và Video clip

    TIN TỨC MỚI

    KOTO – Doanh nghiệp xã hội đầu tiên của Việt Nam dạy gì cho các học viên đặc biệt

    Doanh nghiệp xã hội đầu tiên của Việt Nam mang lại cơ hội đổi đời cho 1000 thanh niên

    Doanh nghiệp xã hội đầu tiên ở Việt Nam KOTO: Câu chuyện về ‘cần câu và con cá’

    Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội theo Luật doanh nghiệp

    “Đòn bẩy” phát triển mô hình doanh nghiệp xã hội

    Miễn thuế cho doanh nghiệp xã hội

    Khuyến khích thành lập doanh nghiệp xã hội

    Doanh nghiệp xã hội – chỉ là một sự lựa chọn hay xu hướng tất yếu?

    Phát triển xu hướng khởi nghiệp xã hội tại Việt Nam

    Chặng đường mới cho doanh nghiệp xã hội

    CƠ SỞ SẢN XUẤT – DỊCH VỤ

    Xưởng May In Thêu
(Công ty CP. Ngọc Phước)
    Xưởng May In Thêu (Công ty CP. Ngọc Phước)
    Vườn Lan Và Phòng Cấy Mô (Công ty MTV Hội Quán Thượng Uyển)
    Vườn Lan Và Phòng Cấy Mô (Công ty MTV Hội Quán Thượng Uyển)
    Nhà Hàng-Bếp Bánh (Công ty MTV Hội Quán Thượng Uyển)
    Nhà Hàng-Bếp Bánh (Công ty MTV Hội Quán Thượng Uyển)
    Trung Tâm chăm sóc người cao tuổi ban ngày
    Trung Tâm chăm sóc người cao tuổi ban ngày (Thuộc Trường Trung cấp Ngọc Phước)

    THÔNG TIN LIÊN HỆ

    CÔNG TY CỔ PHẦN NGỌC PHƯỚC
    159/13 Lê Thị Riêng, Phường Thới An, Quận 12, TP.HCM
    ĐT: (84.28) 3 7174610
    Email: ngocphuocinfor@gmail.com
    Website: https://ngocphuoc.com.vn

    LIÊN KẾT WEBSITE

    SGIA
    VCCI
    Hội Dệt May Thêu Đan Tp. HCM (AGTEK)
    Khu nông nghiệp công nghệ cao TPHCM
    Air Orchids
    DRD Việt Nam - Trung tâm phát triển năng lực người khuyết tật
    Trang vàng Việt Nam
    Đầu Tư
    Tin tức 24h
    Rao Vặt
    Sức khỏe và đời sống
    Công nghệ

    THỐNG KÊ

    Bản quyền © thuộc về Ngọc Phước. Thiết kế website SGC.